Ứng dụng Liti_peclorat

Hóa học vô cơ

Liti peclorat được dùng như một nguồn oxy trong một số máy phát điện hóa chất ôxy. Nó phân hủy ở nhiệt độ khoảng 400 độ C thành liti cloruaoxy, với oxy chiếm hơn 60% trọng lượng của nó. Nó có tỷ lệ cao nhất của oxy trên khối lượng và có nhiều oxy nhất khi so với tất cả các muối peclorat, ngoại trừ beryli dipeclorat, một hợp chất đắt tiền và rất độc.

Hóa học hữu cơ

LiClO4 hòa tan mạnh trong dung môi hữu cơ, thậm chí diethyl ete. Các dung dịch trên đều được sử dụng trong phản ứng Diels-Alder, với giả thuyết rằng axit Lewisa Li+ liên kết với bazơ Lewis trên dienophile, do đó thúc đẩy phản ứng.[3]

Liti peclorat cũng được dùng như một chất đồng xúc tác trong việc kết hợp của carbonyl không no alpha,beta-không no với các aldehyde, còn được gọi là phản ứng Baylis-Hillman.[4]

Pin

Liti peclorat cũng được dùng như một chất điện li trong các pin ion Lithi. Liti peclorat được chọn nhiều hơn các chất điện ly khác như liti hexafluorophosphat hoặc liti tetrafluoroborat vì trở kháng, tính dẫn điện, tính hút ẩm, và đặc tính ổn định làm anốt có tầm quan trọng đối với ứng dụng pin.[5] Tuy nhiên, những tính chất có lợi này thường bị lu mờ bởi tính chất oxy hoá mạnh của chất điện ly này, làm cho điện phân phản ứng lại với dung môi của nó khi nhiệt độ đủ cao hoặc khi cường độ dòng điện đủ lớn. Do những mối nguy hiểm này pin trên thường được coi là không phù hợp với các ứng dụng công nghiệp.[5]

Hóa sinh

Các dung dịch đậm đặc của liti peclorat (4.5 mol / L) được sử dụng như là một tác nhân hỗn độn để làm biến dạng protein.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liti_peclorat http://www.sigmaaldrich.com/MSDS/MSDS/DisplayMSDSP... http://www.sigmaaldrich.com/catalog/search/Product... http://www.sigmaaldrich.com/catalog/search/Product... http://is.muni.cz/el/1431/podzim2006/C7780/um/Read... http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=%5B... http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15669157 http://webbook.nist.gov/cgi/cbook.cgi?ID=C7791039 http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx... //dx.doi.org/10.1002%2F047084289